Gạo tẻ là gì? Phân biệt gạo tẻ gạo nếp, giá bán các loại gạo

Gạo tẻ là gì, gạo nếp là gì? Phân biệt các loại gạo. Tại sao gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ hay bột gạo tẻ là gì và thành phần dinh dưỡng của gạo tẻ.

gao-te-la-gi-phan-biet-gao-te-gao-nep

Phân biệt gạo tẻ và gạo nếp

Gạo là nguồn lương thực vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong mỗi bữa ăn chính của người Việt Nam. Mặc dù không quá lạ lẫm với mọi người, nhưng nhiều người vẫn chưa thể phân biệt được sự khác nhau về hình dạng cũng như giá trị dinh dưỡng của gạo tẻ và gạo nếp. Cả hai đều có giá trị dinh dưỡng cao nhưng vẫn sẽ có những công dụng và lợi ích riêng.

Vậy gạo tẻ là gạo gì? Gạo nếp là gạo gì? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp mọi người tìm hiểu chi tiết về gạo tẻ gạo nếp một cách cụ thể nhất!

Gạo tẻ là gì?

Đối với các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, gạo tẻ là một loại lương thực, thực phẩm vô cùng quan trọng đã quá đỗi quen thuộc, dường như là không thể thiếu trong những bữa ăn hàng ngày của mỗi người. Gạo tẻ chủ yếu được dùng để nấu cơm, ngoài ra bột gạo tẻ còn dùng để chế biến thành các món bánh khác nhau.

gao-te-la-gi

Gạo tẻ là lương thực không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam

Gạo tẻ có vị ngọt, tính mát, vì vậy công dụng chính là nấu cơm, gạo tẻ cũng thường được dùng để nấu cháo trắng với tác dụng giải cảm, giải tỏa cơn khát, phòng mất nước hiệu quả. So với gạo nếp thì gạo tẻ được sử dụng thường xuyên và phổ biến hơn nhiều.

Thành phần dinh dưỡng của gạo tẻ

Gạo tẻ có chứa các dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể của mỗi chúng ta, bao gồm: Tinh bột, Protein, Vitamin B1, Vitamin C, Niacin, Sắt, Canxi,…. Những dưỡng chất có chứa trong gạo tẻ không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng và lượng calo cần thiết cho cơ thể mà nó còn góp phần chống lại quá trình xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh.

Công dụng của gạo tẻ

  • Gạo tẻ chính là nguồn cung cấp chủ yếu cá vitamin thuộc nhóm B cho cơ thể, có tác dụng phòng ngừa bệnh phù nề tay chân và bệnh viêm họng.
  • Các loại đường có trong gạo cũng chính là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • hàm lượng chất xơ có trong gạo tẻ có tác dụng chữa trị triệu chứng táo bón cũng như bệnh dạ dày. Các món cháo từ gạo tẻ có tác dụng ích khí, dưỡng âm, kích thích khả năng bài tiết dịch vị hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, từ đó thúc đẩy sự tiêu thụ các chất béo.
  • Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên chọn các loại gạo tẻ có kích thước đều đặn, sáng đẹp, khô ráo, sạch sẽ, có mùi thơm thanh thanh, không có mùi lạ.

Gạo nếp là gì?

Gạo nếp hay còn gọi là gạo sáp, đây là loại gạo có độ kết dính cao khi nấu, mang đến mùi vị ngọt thơm, dẻo hơn cho các món ăn. Tại Việt Nam, gạo nếp thường được dùng để nấu xôi hoặc nấu rượu. Các loại gạo nếp nổi tiếng được xem là đặc sản của người Việt như nếp cẩm, nếp cái hoa vàng.

gao-nep-la-gi

Gạo nếp hạt tròn

Ngoài mục đích nấu xôi, nấu rượu, gạo nếp còn được dùng để nấu bánh chưng, các món chè, cất rượu nếp hay ngâm rượu cần,… Bột gạo nếp được dùng để làm các món bánh truyền thống như bánh nếp, bánh ít, bánh trôi, bánh giầy, bánh rán, bánh cốm, bánh gai,…..

Xem thêm:

Gạo nếp có chứa nhiều chất xơ, chất sắt, chất chống oxy hóa, vitamin E. Chất xơ, chất oxy hóa trong gạo nếp có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư. Gạo nếp có tính nóng, vị ngọt, dễ tiêu hóa, ăn vào ấm bụng hơn.

Tại sao gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ

tai-sao-gao-nep-deo-hon-gao-te

Gạo nếp có độ dính, dẻo hơn nhiều so với các loại gạo tẻ

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, trong gạo (tinh bột) có 2 thành phần là amilozơ và amilopectin. Trong đó, amilozơ sẽ tan trong nước khi đun nóng còn amilopectin thì lại không tan mà ngược lại nó sẽ phồng trương lên, từ đó quyết định cho độ dẻo của gạo. 

Do đó, cùng là gạo nhưng gạo nếp dẻo hơn gạo vì trong gạo tẻ thành phần amilopectin chiếm 80% và 20 % còn lại là amilozơ. Trong khi đó, gạo nếp có chứa tới 90% amilopectin và chỉ có 10% amilozơ nên nó có độ dẻo vượt trội hơn so với gạo tẻ.

Phân biệt giữa gạo tẻ và gạo nếp

Để đảm bảo không bị nhầm lẫn giữa 2 loại gạo với nhau, bạn có thể tham khảo sự khác nhau giữa hai loại gạo tẻ và gạo nếp ngay dưới đây.

Về hình dạng

Gạo nếp thường có dạng hạt dài hoặc hạt tương đối tròn và đều có màu trắng sữa. Trong khi đó, gạo tẻ thường là hạt dài và nhỏ hơn, có màu trắng đục hơi trong.

Về hương vị

Cả 2 loại gạo đều mang đến cảm giác ngọt khi ăn, nhờ sở hữu lượng đường đáng kể.

Riêng gạo nếp khi nấu có độ dẻo, nở kém khi nấu, khi chín độ kết dính với nhau cao hơn chứ không tơi xốp, ăn vào có cảm giác no lâu hơn. Đối với gạo tẻ lại cho độ nở hạt cáo, khi nấu cần dùng nhiều nước hơn, độ dẻo kém hơn, ít kết dính, các hạt cơm tơi xốp hơn so với gạo nếp và cũng dễ ăn hơn.

Về giá trị dinh dưỡng

Gạo tẻ chứa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể chúng ta như tinh bột, protein, vitamin C, B1, sắt, Canxi, Niacin,… Trong 100 gam gạo tẻ có chứa 350 kcal, giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể.

So với gạo tẻ thì gạo nếp được đánh giá là dồi dào hơn về dưỡng chất, đặc biệt nhất là loại gạo nếp cẩm. Gạo nếp có tác dụng bổ sung sắt, chất xơ, các chất chống oxy hóa, vitamin E tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể. Gạo nếp thường có tính nóng, ăn vào ấm bụng. Trong 100 gam gạo nếp có chứa 344 kcal.

phan-biet-gao-nep-va-gao-te

Cả 2 loại gạo đều không thể thiếu trong nền ẩm thực của người Việt

Về ứng dụng trong thực tế

Gạo tẻ chủ yếu được sử dụng để nấu cơm, dùng thường xuyên trong mỗi bữa ăn. Có thể dùng gạo tẻ để nấu các món cháo với tác dụng giải cảm, dễ tiêu dành cho người ốm. Trong khi đó, gạo nếp lại được sử dụng đa dạng hơn như nấu cơm nếp, nấu xôi, làm các món bánh,….

Giá gạo tẻ thường có giá thành thấp hơn giá gạo nếp.

Kết bài

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về gạo tẻ là gì? Cách phân biệt gạo tẻ và gạo nếp, giá bán các loại gạo. Tùy vào từng mục đích sử dụng của mỗi loại gạo, chúng ta không thể phủ nhận 2 loại gạo này đều là nguồn lương thực, thực phẩm quan trọng không thể thiếu của nền ẩm thực Việt Nam.

Ẩm thực vùng miền hy vọng được chia sẻ nhiều hơn những kiến thức về ẩm thực Việt Nam đến với bạn đọc.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *