Dimsum là một món ăn truyền thống của Trung Quốc. Khi được du nhập vào nền văn hóa ẩm thực Việt thì món ăn này nhận được nhiều sự quan tâm và yêu thích từ mọi người. Bạn đã từng ăn dimsum bao giờ chưa? Cách làm của món ăn này có khó không? Tại sao nó lại được gọi là dimsum? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Ẩm thực 4 mùa ngay nhé. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn tất tần tật thông tin liên quan đến món dimsum nhé.
Dimsum là gì? Tại sao lại được gọi là dimsum?
Dimsum là món ăn điểm tâm, có xuât xứ từ Trung Quốc. Trong bảng phiên âm của tiếng Trung thì từ này được đọc là dímsām. Do vậy mà từ dimsum được ra đời từ đây.
Đây là một trong những món ăn truyền thống của đất nước đông dân cư nhất Thế Giới. Dimsum được làm từ nhiều nguyên liệu đơn giản nhưng lại mang đến một hương vị vô cùng đặc trưng. Nếu ai đã từng thử món ăn này rồi, chắc chắn sẽ vô cùng yêu thích và đam mê.
Món ăn này thường được phục vụ cho bữa sáng của người Trung. Khi được du nhập sang các nước khác thì dimsum đều có thể ăn trong bữa nào cũng được. Tại Việt Nam. mọi người thường có xu hướng ăn dimsum vào buổi trưa hoặc tối. Mỗi viêm dimsum đều được thực hiện một cách tỉ mỉ, chỉn chu và cẩn thận. Để làm món ăn này cần phải vô cùng khéo léo, nếu không thì sẽ không nặn ra được những viên dimsum trọn vẹn được. Bạn đã có ý tưởng gì cho món ăn dimsum này chưa? Nếu chưa có thì hãy tham khảo một số công thức sau đây mà Ẩm thực 4 mùa sẽ cung cấp trong những thông tin dưới đây nhé.
Tổng hợp một số công thức dimsum đơn giản mà ai cũng có thể làm được cho bữa cơm gia đình
1. Dimsum rau củ
1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Vỏ bánh dimsum đóng gói
- Rau củ tổng hợp: cà rốt, xu hào, củ cải, hành tây
- Gia vị: dầu ăn, nước tương, muối, hạt nêm
- Hành lá
- Bột năng, bột năng
1.2. Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu, làm nhân bánh
- Cắt, rửa các nguyên liệu rau củ. Với phần nhân của món dimsum rau củ, bạn cần cắt tất cả nguyên liệu thành hình dạng hạt lựu. Hoặc bạn có thể bào sợi nhỏ, sau đó lấy kéo cắt đôi hoặc làm ba phần rau đã được bào sợi nhé.
- Sau đó, hỗn hợp nhân cần được trộn đều với nhau. Phần nhân bạn cần cho thêm 100gram bột năng để tạo độ kết dính nhé. Ở phần nhân này, bạn có thể thêm một chúc hạt nêm để tạo vị ngọt cho phần nhân của món ăn nhé.
Bước 2: Gói dimsum thành từng viên
- Vì đã mua sẵn vỏ dimsum, cho nên về phần vỏ, bạn không cần phải làm nữa. Trước khi nặn dimsum, hãy để tay của bạn trong tình trạng khô ráo.
- Đến bước nặn, bạn hãy lấy một ít nhân đặt vào giữa của bỏ bánh. Cuộn tròn hoặc có thể tạo hình theo sở thích của bạn.
- Sau đó để cho vỏ bánh có thể dính chặt và cố định, bạn hãy quệt một chút dầu ăn vào miệng bánh nhé. Làm lần lượt đến khi hết phần nhân bạn đã chuẩn bị.
Bước 3: Bắc lên bếp hấp
- Trong bước này, bạn hãy hấp tròng vòng 10 – 15 phút nhé. Để bánh được chín đều, hãy sử dụng vỉ hấp chuyên dụng nhé. Dimsum chín sẽ có màu trắng trong suất và bạn có thể nhìn thấy nhân bánh bên trong.
- Hoàn thành món ăn, bày biện ra đĩa, rồi hãy thưởng thức ngay khi còn nóng là ngon nhất nhé. Dimsum không thể thiếu nước tương. Vì vậy, đừng quên chấm cùng nước tương nhé.
2. Há cảo tôm thịt
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Vỏ bánh dimsum sẵn
- Tôm sú
- Thịt lợn xay
- Cà rốt hoặc hành tây
- Dầu mè
- Hành lá
- Dầu ăn, muối, hạt nêm
- Bột mỳ, bột năng
2.2. Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu, làm nhân bánh
- Với món ăn này, phần nhân sẽ gồm hai nguyên liệu chính là tôm và thịt xay. Tôm thì bạn nên lột vỏ, làm sạch. Thịt nếu đã xay rồi thì không cần làm gì khác. Nếu chưa xay thì mang đi xay nhuyễn. Cà rốt, hành tây, hành lá rửa sạch, bỏ vỏ, cắt nhỏ theo hình hạt lựu.
- Sau đó tôm băm nhỏ, trộn cùng thịt và rau củ đã được chế biến sẵn. Phần nhẫn được trộn đều với nhau, để tạo độ kết dính thì bạn nên thêm 50gram bột năng vào nhé.
- Ở phần nhân này, bạn có thể thêm một số gia vị như muối hay hạt nêm để tạo ra vị nhé.
Bước 2: Nặn dimsum
- Sau khi nhân đã được hoàn thành thì mang đi nặn dimsum luôn nhé. Lấy một lượng nhân vừa đủ để gói thành từng viên dimsum. Không nên lấy quá ít hay quá nhiều nhân bánh nhé. Việc lấy đủ phần nhân để gói sẽ giúp viên dimsum của bạn trông gọn và đẹp mắt hơn.
- Và để cố định lại phần nhân của mình bạn hãy dùng dầu ăn quệt qua miệng bánh để dính chặt nhé. Gói theo hình dạng mà bạn mong muốn, cho đến khi hết phần nhân để gói.
- Để dimsum không bị dính thì hãy dùng một ít bột mỳ rải đều lên tay trước khi nặn nhé.
Bước 3: Hấp dimsum
- Ở bước này, bạn cần chuẩn bị dụng cụ hấp chuyên dụng để làm chín dimsum. Xếp đều từng viên lên vào vỉ hấp, hấp trong thời gian khoảng 10 – 15 phút. Giống như dimsum rau củ, khi chín há cảo tôm thịt sẽ trong suất, có thể nhìn rõ phần nhân bên trong.
- Khi dimsum chín, bỏ từng viên ra đĩa, thưởng thức ngay khi còn nóng nhé. Đừng quên chấm cùng nước tương để mang đến vị giác ngon nhất nhé.
Tổng Kết
Trên đây là bài viết liên quan đến món dimsum mà Ẩm thực 4 mùa muốn gửi đến bạn. Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi. Hy vọng rằng chúng ta có thể được gặp lại nhau trong những chủ đề mới sắp tới. Cuối cùng, xin chào và hẹn gặp lại bạn vào một ngày gần nhất nhé.