Mật mía là gì, mật mía dùng để làm gì (Pb mật mía, rỉ đường)

Mật mía là thứ được con người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Vì thế, mật mía là một thứ không thể thiếu trong mỗi gian bếp của mỗi gia đình Việt. 

Vậy, mật mía là gì, mật mía dùng để làm gì? Các bạn hãy cùng Ẩm thực 4 mùa tìm hiểu về mật mía và cách phân biệt mật mía, với rỉ đường.

Mật mía là gì?

Mật mía là một chất lỏng dạng siro, tương tự như mật ong, được chế biến từ nước cây mía đường, sau khi được chưng cất người ta sẽ gọi là kéo tre hay kéo mật.

mat-mia-la-gi

Cây mía được người dân trồng ngoài tự nhiên sau một thời gian mía già sẽ được thu hoạch về rồi sản xuất ra mật mía và còn làm ra các loại đường mật mía khác như đường trắng, đường mơ hay đường đen, đường phên,… 

Mật mía thường có màu vàng óng cùng vị thanh ngọt. Mật mía được sử dụng chủ yếu là để làm nguyên liệu chế biến các loại thực phẩm. Trong các món ăn hằng ngày như làm bánh, nấu kẹo, nấu chè, pha chế các loại nước uống,…mật mía được nhiều chuyên gia khuyên dùng và có thể sử dụng để thay cho đường tinh luyện.

Đây là một loại mật đường vừa có vị ngọt thanh giúp các món ăn thêm ngon, hấp dẫn, vừa có lợi cho sức khỏe khi sử dụng.

Mật mía dùng để làm gì?

Như chúng tôi đã nói ở trên, mật mía chủ yếu nhất vẫn là dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn hay là dùng để chấm một số loại bánh.

Người miền Bắc, thường sử dụng mật mía để làm các loại bánh như; bánh giò, bánh trôi, bánh chay, bánh trùng,…

Người miền Trung nói chung và người Thanh Hóa nói riêng, mật mía được dùng làm nước chấm món bánh chưng ngày tết. Ngoài ra còn là nguyên liệu trong cách chế biến món bánh gai, chè lam là các món đặc sản của vùng, hay còn dùng để nấu các món chè cúng ông táo về trời.

mat-mia-dung-de-lam-gi

Đối với người dân Nghệ An – Hà Tĩnh thì đây chính là một trong những cái nôi của mật mía, chúng ta vẫn thường nghe đến mật mía Nghệ An, vì vậy đường mật mía được sử dụng khá phổ biến. Dường như trong gian bếp của mỗi gia đình không thể thiếu mật mía.

Mật mía được sử dụng rất nhiều trong các món ăn như: kho cá, thịt kho, nấu các món giả cầy hay các món bánh ngọt như bánh ngào, bánh khảo, bánh mật, bánh khoai,…nấu các món chè như chè đậu, chè các loại khoai, chè hạt sen, chè nếp,….

Ngoài ra, còn dùng để chấm xôi, chấm sắn luộc, khoai luộc, chấm bánh chưng. Đặc biệt, mật mía còn được sử dụng để chè pha uống với nước chè xanh, đây là một đồ uống khoái khẩu của nhiều người.

Tác dụng của mật mía

Chúng ta đã thấy được sự tiện ích của mật mía trong gian bếp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, ít ai biết đến công dụng của mật mía, dưới đây là những lợi ích vô cùng tốt cho sức khỏe con người, đã được kiểm chứng và khuyên dùng thay thế đường tinh luyện. 

  • Giảm nguy cơ béo phì vì ăn nhiều chất béo: Dùng mật mía trong chế độ ăn hằng ngày có thể giúp giảm hấp thụ calorie, từ đó làm giảm lượng chất béo trong cơ thể. Đồng thời, hỗ trợ điều trị các triệu chứng
  • Dưỡng tóc: Nhiều người sẽ rất bất ngờ với tác dụng của mật mía đối với mái tóc của mình. Bạn hãy pha loãng mật mía với một lượng nước rồi thoa đều lên tóc và ủ trong khoảng 20 phút, bạn sẽ có một mái tóc đen, mềm mại. mượt mà, chắc khỏe hơn hẳn, ngoài ra còn giúp ngăn ngừa khả năng hình thành tóc bạc.
  • Giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh và các hội chứng kinh nguyệt:

Trong những ngày đến tháng của chị em phụ nữ, sự mất máu sẽ làm thiếu hụt một lượng sắt trong cơ thể, vì vậy lúc này cơ thể cần được bổ sung nhiều sắt hơn. Các khoáng chất có trong mía như Mg, Mn, Ca sẽ có tác dụng ngăn ngừa đông máu đông thời làm giảm các cơn đau bụng kinh và bảo vệ cổ tử cung rất tốt.

  • Tốt cho sức khỏe tình dục: Trong mật mía có chứa hàm lượng Mn rất cao, đây là khoáng chất rất cần thiết trong việc sản các hormone giới tính. Nếu thiếu Mn có thể trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh.
  • Có khả năng ngăn ngừa ung thư: Các chất oxi hóa trong mía trong mật mía có thể góp phần chống lại các yếu tố gây ung thư trong cơ thể.

Cách làm mật mía

Quy trình sản xuất mật mía chủ yếu diễn ở các vùng nông thôn Việt Nam, chủ yếu nhất là tại Thanh Hóa, Nghệ An. Việc làm mật mía trải qua 3 công đoạn chính, bằng thủ công như sau:

  • Công đoạn đầu –  Ép nước mía: Mía sau khi thu hoạch về, sẽ bỏ hết lá, tức làm sạch sơ qua, rồi ép lấy nước. 

cach-lam-mat-mia

  • Công đoạn 2 – Chưng cất nước mía: Việc chưng cất nước mía diễn ra trong khoảng 10 đến 12 tiếng đồng hồ bằng cách đun nước mía trong một cái chảo gang to trên  ngọn lửa vừa phải. Trong quá trình đun, thường xuyên vớt bọt mật để mật mía có màu vàng đẹp và thơm ngon hơn. Cách điều chỉnh lửa cũng là một kỹ thuật quan trọng trong việc quyết định chất lượng của mật mía.
  • Công đoạn 3 – Lóng mật: Để có được số lượng mật mía có độ trong và có thể loại bỏ hết cặn bã, người ta dùng một loại vải phù hợp để tiến hành lóng mật.

Rỉ mật/ Rỉ đường, mật rỉ đường là gì? 

Rỉ mật, rỉ đường hay mật rỉ đường đều được gọi là mật, là một chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã được rút đường bằng các phương pháp cô và kết tinh. Đây chính là một sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường.

Thành phần chủ yếu của rỉ mật chính là đường, cụ thể như Sucrose , glucose và fructose.

Phân biệt mật mía, rỉ đường 

Nhìn chung mật mía hay rỉ đường đều là những thành phẩm được sản xuất từ nước của cây mía. Tuy nhiên cũng có những đặc điểm khác nhau giữa mật mía và rỉ đường.

Rỉ đường, rỉ mật chính là một phụ phẩm của công nghiệp chế biến đường, rỉ đường rất nghèo dinh dưỡng. Rỉ đường thường được sử dụng để chế biến thức ăn cho vật nuôi hoặc làm chất khử mùi, làm chất hữu cơ,..

Mật mía là sản phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, được con người sử dụng với nhiều tác dụng khác nhau để thay thế đường tinh luyện. 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *