Bánh khảo là gì, cách làm bánh khảo Cao Bằng ngon chuẩn vị

Bánh khảo là một trong những món ăn đặc sản của người Cao Bằng, cùng tìm hiểu về món ăn dân giã cũng như cách làm bánh khảo Cao Bằng ngay sau đây!

banh-khao-cao-bang

Bánh khảo là gì?

Bánh khảo là một món ăn đặc trưng không thể thiếu của người dân tộc Tày, Nùng, Giáy ở Cao Bằng trong các ngày lễ, nhất là vào dịp tết. Bánh khảo dù để lâu vẫn có thể giữ đúng hương vị thơm ngon, không bị hư, mốc vì thế bánh khảo chính là một lương thực khô ngọt ngào của người dân nơi đây, họ thường dùng bánh khảo để làm quà biếu trong mỗi dịp đặc biệt.

banh-khao-la-gi

Vào khoảng 20 tháng chạp hàng năm, các gia đình người Tày sẽ tiến hành làm bánh khảo để đón tết Nguyên Đán, bánh khảo được xem là một thứ kẹo để mời khách đến nhà chơi tết, với họ không có bánh khảo thì chẳng còn là không khí tết nữa.

Để có món bánh khảo chuẩn vị cần phải trải qua nhiều công đoạn, gạo nếp là nguyên liệu chủ yếu để làm bánh khảo, ngoài ra còn có lạc, vừng, thịt mỡ,… Nếu hứng thú với cách làm bánh khảo, bạn có thể tham khảo cách làm bánh khảo Cao Bằng ngay sau đây

Cách làm bánh khảo Cao Bằng ngon chuẩn vị

Chuẩn bị Nguyên liệu

  • Gạo nếp
  • Đường kính hoặc đường phèn 
  • Thịt mỡ 
  • Lạc, vừng đen,…

Sơ chế nguyên liệu

Để có món bánh khảo ngon, đầu tiên bạn cần chọn loại gạo nếp ngon. Gạo đem đi rang rồi xay thật mịn. Lưu ý, khi rang gạo phải đảo cẩn thận để gạo chín đều, tránh rang gạo cháy vàng quá khi bột xay ra sẽ bị sẫm màu và mất hết mùi thơm hoặc nếu rang chưa đủ chín cũng sẽ khiến bánh thiếu độ thơm.

Đường để làm bánh khảo phải là đường kính hoặc đường phèn, nếu là đường phèn thì nên chọn những miếng vàng rụm và phải giã thật mịn.

Lạc, vừng đem đi  rang chín rồi giã nhuyễn. Thịt mỡ sẽ được luộc chín rồi thái hạt lựu, sau đó ướp với đường.

Trộn bột

cach-lam-banh-khao-cao-bang

Trộn lẫn bột và đường với nhau rồi dùng một khúc gỗ tròn, hơi dài giống như cái chày và chà đi chà lại để bột ngấm đường tạo độ xốp. Để kiểm tra độ dính của bột và đường đã đạt hay chưa, người ta thường nắm một nắm bột thả xuống mâm nếu nắm bột rơi xuống vẫn còn nguyên vẹn và không bị vỡ nữa tức là đã đạt.

Tiến hành ủ bột

Ủ bột hay còn gọi là hạ thổ, công đoạn này cực kỳ quan trọng. Người dân tộc Tày ở Cao Bằng thường chọn một góc khuất ở trong nhà, quét sạch rồi vảy một ít nước tạo độ ẩm và lót ít lớp giấy to hoặc giấy báo rồi trải đều bột lên. Sau đó lấy giấy phủ lên trên và cứ thế ủ trong khoảng 4 đến 5 ngày thì lấy ra để đem đóng khuôn.

 Để bánh khảo thơm ngon, bùi bùi người Tày sẽ trộn thêm nhân lạc, vừng, thịt mỡ. Như vậy bánh khảo sẽ có hương thơm của gạo cùng vị bùi của lạc, vừng, vị béo ngậy của mỡ và vị ngọt của đường, tạo nên một món bánh khảo với hương vị đặc biệt không thể lẫn vào đâu được.

Sau khi đã được đóng khuôn sẽ cắt thành từng miếng nhỏ rồi dùng những tấm giấy đủ các màu sắc như màu xanh, đỏ, tím, vàng và gói thật khéo léo. Như vậy là bạn đã có món bánh khảo Cao Bằng ngon đúng chuẩn vị.

Ngày nay khi bánh khảo được nhiều người biết đến, cách làm bánh khảo vẫn tương tự, tuy nhiên tùy sở thích của mỗi người mà bánh khảo có thể được phối hợp với các loại nhân khác nhau, chẳng hạn bánh khảo Hà Nội thường là được làm từ nhân đậu xanh, dừa,…

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bánh khảo là gì, cách làm bánh khảo Cao Bằng. Ẩm thực 4 mùa hy vọng đã bổ sung thêm những kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Nếu đã một lần thưởng thức bánh khảo Cao Bằng chắc hẳn bạn sẽ không quên được thứ bánh đặc biệt này.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *